Tiêm Vắc-Xin Toàn Cầu

Tiêm Vắc-Xin

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiểu quả nhất

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

// // Leave a Comment

Vì sao cần tiêm nhắc vắc xin?

Đối với một số loại vắc xin (chủ yếu vắc xin bất hoạt), liều tiêm đầu tiên không cung cấp được khả năng miễn dịch lâu dài như vắc xin bảo vệ chống lại các vi khuẩn Hib – loại vi khuẩn gây viêm màng não. Vì vậy, cần tiêm nhắc để xây dựng khả năng miễn dịch hoàn chỉnh hơn và lâu dài hơn.

Trong một số trường hợp khác, sau một thời gian, khả năng miễn dịch bắt đầu suy giảm, ví dụ như vắc xin ngừa DTaP, bảo vệ chống lại bạch hầu, uốn ván và ho gà… Vào thời điểm đó, ở trẻ 4 – 6 tuổi, tiêm nhắc lại một liều là việc cần thiết để tăng cường mức độ miễn dịch cho trẻ.

Đối với một số loại vắc xin (chủ yếu vắc xin sống), kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy để đáp ứng miễn dịch tốt nhất, tiêm nhiều hơn một liều là cần thiết cho tất cả mọi người. Ví dụ, sau khi tiêm một liều vắc xin ngừa sởi – quai bị – rubella, một số người có thể không phát triển đủ kháng thể để chống lại bệnh. Nhưng tiêm liều thứ hai đảm bảo hầu hết mọi người được bảo vệ.

Với nhóm vắc xin ngừa cúm, cả người lớn và trẻ em (trên 6 tháng) đều phải tiêm định kỳ mỗi năm một liều. Đây là việc cần thiết vì virus cúm gây bệnh có thể biến đổi từ năm này sang năm khác.

Nên cho trẻ tiêm phòng những bệnh gì?

Hiện nay, ở nước ta đã có vắc xin phòng ngừa cho trên 20 căn bệnh truyền nhiễm. Và trong số đó đáng kể hơn cả là chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng tiêm phòng miễn phí cho bệnh thương hàn, viêm não Nhật Bản B và tả…

Bên cạnh đó, còn có những vắc xin phòng các bệnh khác rất cần thiết đối với trẻ em như: Vắc xin phòng viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại...

Tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau mà thời gian tiêm phòng cũng như khoảng cách giữa hai lần tiêm cũng khác nhau. Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn để có thể tiêm phòng đúng thời hạn và lịch trình cho con.

Địa chỉ tiêm vắc xin dịch vụ Toàn Cầu:

PHÒNG TIÊM VẮC XIN TOÀN CẦU

Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: 0931 084 544
Email: info@tiemvaccine.comPHÒNG TIÊM VẮC XIN TOÀN CẦU
Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: 0931 084 544
Email: info@tiemvaccine.com
        Website: tiemvaccine.com 
Read More

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

// // 1 comment

Lợi ích của việc tiêm vắc xin cho trẻ em

Trước khi tiêm vắc xin được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.

Các tình trạng không chống chỉ định tiêm vắc xin cho trẻ

Các bệnh nhẹ không cần chống chỉ định tiêm vắc xin như: cảm lạnh, ho hay tiêu chảy mà không sốt.

  • Tiêu chảy.
  • Điều trị kháng sinh hay giai đoạn phục hồi của bệnh.
  • Sinh non.
  • Bú sữa mẹ.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Mới tiếp xúc với bệnh nhiễm.
  • Tiền căn dị ứng không đặc hiệu.
  • Dị ứng với Penicillin hay các kháng sinh khác trừ Neomycin hay Streptomycin.
  • Trong gia đình có người liên quan đến co giật do vắc-xin ho gà hay sởi.
  • Gia đình có trẻ đột tử nghi liên quan đến vắc-xin DTP.

Lợi ích của việc tiêm vắc xin cho trẻ

Tiêm vắc xin cho trẻ em mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm vắc xin là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm chủng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.

Liên hệ phòng tiêm vacxin dịch Toàn Cầu để được tư vấn tốt hơn:

PHÒNG TIÊM VẮC XIN TOÀN CẦU

  • Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM
  • Điện thoại: 0931 084 544
  • Email: info@tiemvaccine.com
Read More
// // Leave a Comment

Vì sao phải tiêm vắc xin cho trẻ 18 tháng tuổi

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,  viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib, bại liệt, sởi. Trẻ 18-24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà-  uốn ván mũi 4 (DPT4) và tiêm vắc xin sởi-rubella.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều gia đình còn chưa biết vì sao sau 1 tuổi trẻ vẫn cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vắc xin, việc này đã ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm nhắc các mũi vắc xin. Trong năm 2017, trên quy mô toàn quốc tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 đạt 90,2%  tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2/sởi-rubella đạt 91,9% nhưng còn một số huyện đạt tỷ lệ dưới 80%.

Vì sao cần phải tiêm chủng cho trẻ em?

Hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi thường chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng với bệnh cũng kém.

Trẻ thường tiếp xúc không chọn lọc và dễ lây truyền bệnh nhất là ở môi trường nhà trẻ, trường học.

Một số bệnh có khuynh hướng ngày càng gia tăng như SARS, H1N1, H5N1.

Khả năng điều trị một số bệnh của y học hiện đại vẫn còn hạn chế, thậm chí ngay cả khi được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng nặng hay tử vong.

Những trường hợp không nên tiêm chủng 

Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước đó (như sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở).

Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…). Trẻ bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) có chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống.

Bộ Y tế cũng quy định rõ việc thực hiện tạm hoãn tiêm vắc-xin trong các trường hợp: trẻ mắc các bệnh cấp tính; trẻ sốt 37,5 độ C trở lên hoặc hạ thân nhiệt 35,5độ C trở xuống (đo nhiệt độ tại nách); trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B); trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày; trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2 kg và những trường hợp khác theo hướng dẫn của các nhà sản xuất.
Read More
// // Leave a Comment

Tiêm vắc xin - biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm

Khoảng 85% - 95% người được tiêm vắc xin sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm vắc xin góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực:

Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm vaccine, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Vắc xin và tiêm chủng góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững:

Vắc xin và tiêm vắc xin làm cho trẻ em khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung v.v. Bên cạnh đó vắc xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tất cả những điều này góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Read More

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

// // 1 comment

Tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ nhỏ và thông tin cần biết.

Tiêm vắc xin phòng thủy đậu chưa bao giờ là thừa cho việc chăm sóc sức khỏe con em chúng ta. Bệnh thủy đậu không chỉ thường gặp ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nhiều trường hợp, đặc biệt là phụ nữ rất ngán ngại bệnh này vì thời gian phục hồi lâu, để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ trên da. Tiêm ngừa thủy đậu là cách khả quan nhất để phòng bệnh.

Bệnh thủy đậu không chỉ gây sẹo thâm xấu xí trên da, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Thậm chí, bệnh nhân sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Lịch tiêm ngừa thủy đậu thường được tiêm vắc xin trước mùa dịch 1 đến 2 tuần ở những tháng của dịch bệnh là tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Mẹ nên đưa con đi tiêm chủng ngừa, mũi tiêm vaccine vào cơ thể trẻ mới phát huy tác dụng phòng ngừa và tạo kháng thể kịp, tránh bệnh cho con

Tiêm ngừa thủy đậu
Lịch tiêm ngừa thủy đậu trong lịch trình tiêm ngừa cơ bản của trẻ từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi

Sức đề kháng của con trẻ non nớt, nên mũi tiêm này được khuyến cáo nên tiêm khi con được 12 tháng. Người lớn chưa từng mắc bệnh cũng nên tiêm.

Liệu trình tiêm vaccine phòng thủy đậu gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 3 tháng, sau khi tiêm xong cơ thể sẽ có đủ kháng thể miễn dịch. Khả năng bảo vệ của vắc-xin thường từ 10-20 năm, giúp bảo vệ cơ thể tối đa cả trong thời điểm mùa dịch.

Lịch tiêm ngừa cho trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi:

Mũi 1: Lúc trẻ được 12 tháng tuổi
Mũi 2: Trẻ được 14 hoặc 16 tháng tuổi
Trẻ 5 đến 12 tuổi:

Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng
Trẻ 13 tuổi trở lên & người lớn

Tiêm 2 mũi cách nhau 1,5 tháng.



Tại Phòng Tiêm Vaccine Toàn Cầu đang cung cấp vắc xin ngừa thủy đậu Varicella - GCC (Hàng Quốc)

Vắc xin phòng thủy đậu Varicella Vaccine – GCC inj là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực. Varicella vaccine là vắc xin tiêm dịch vụ, được sản xuất bởi công ty Green Cross của Hàn Quốc.

Thông tin tóm tắt vắc xin Varicella – GCC
Tên thương mại: Varicella Vaccine – GCC
Công ty sản xuất: Green Cross
Xuất xứ: Hàn Quốc

Thành phần:

Trong 1 lọ vắc xin 0,7ml sau khi hoàn nguyên có chứa:
Virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực ≥ 1.400 PFU
Tá dược: Sucrose, Glycine, Sodium L-glutamate hydrate, Gelatin, L-cystein, Edetate Disodium, Na2HPO4.12 H2O, NaH2PO4.2 H2O.
Nước cất pha tiêm 0,7 ml
Quy cách đóng gói:
Lọ 1 liều, 5 liều, 10 liều. Kèm theo nước hồi chỉnh.
  • Chỉ định:
Vắc xin được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra vắc xin khuyến khích được tiêm cho các đối tượng chưa mắc thủy đậu và có thêm các yếu tố như:
Có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu (Vùng nguy cơ cao, đang có dịch lưu hành…)
Bệnh nhân có bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Bệnh nhân chưa tiếp xúc với bất kỳ một thành phần nào của vắc xin Varicella ít nhất trong vòng 3 tháng gần đây; Có số lượng tế bào lympho lớn hơn 500/mm3; Có kết quả thử nghiệm quá mẫn muộn dương tính (VD: với dẫn xuất protein tinh khiết (PPD), dinitrochlorobenzene (DNCB) và phytohaemagglutinine (PHA, 5mcg/0,1ml)).
Bệnh nhân có khối u ác tính thể rắn đã sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị liệu để ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Bệnh lý thận hư, hoặc hen phế quản nặng điều trị bằng ACTH hoặc corticosteroid.
Các đối tượng tiếp xúc chặt chẽ với đối tượng nguy cơ cao phải tiêm phòng vắc xin (Cha mẹ, anh chị em ruột, người chăm sóc y tế cho bệnh nhân thủy đậu).
Các đối tượng cảm nhiễm sống trong cùng một cộng đồng khép kín (như buồng bệnh hoặc ký túc xá).
Sinh viên y khoa, y tá, bác sỹ, cán bộ y tế…và những phụ nữ muốn được bảo vệ trước khi có thai.
  • Lịch tiêm phòng:
Tiêm một mũi duy nhất liều đơn 0,5ml cho đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều khuyến cáo về việc tiêm hai mũi vắc xin phòng thủy đậu để tăng hiệu quả bảo vệ. Mũi thứ 2 có thể tiêm nhắc lại cách mũi thứ nhất từ 4 -8 tuần.
  • Cách dùng:
Vắc xin phải được sử dụng ngay không quá 30 phút sau khi hoàn nguyên với nước hồi chỉnh cung cấp.
Tiêm dưới da. Liều đơn 0,5ml
  • Chống chỉ định:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Không dùng vắc xin cho đối tượng đang sốt hoặc suy dinh dưỡng.
Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, thận.
Có tiền sử quá mẫn với kanamycin và Erythromycin.
Có tiền sử co giật trong vòng 1 năm trước khi tiêm vắc xin.
Suy giảm miễn dịch tế bào.
Có thai hoặc 2 tháng trước khi định có thai.
Đã tiêm phòng vắc xin sống khác trong vòng 1 tháng gần đây (Sởi, quai bị, rubella, lao, bại liệt).
Suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng của nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T hoặc u lympho ác tính.
Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị bệnh bạch cầu.

Thận trọng và những điều cần lưu ý:

Điều trị liệu pháp phù hợp bằng epinephrine ngay khi phản ứng quá mẫn xảy ra.

Khoảng thời gian để có hiệu quả bảo vệ sau khi tiêm vắc xin Varicella chưa được biết rõ. Tuy nhiên sau khi tiêm vắc xin cần tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh cao trong vòng 6 tuần. Các đối tượng có nguy cơ cao đó là các đối tượng suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai không có tiền sử mắc bệnh hoặc xét nghiệm không thấy sự nhiễm bệnh trước đó.

Cần thận trọng đối với các đối tượng phụ nữ cho con bú dù chưa rõ virus thủy đậu có thể bài tiết qua sữa mẹ hay không.

Trong trường hợp đối tượng điều trị bằng 6-mercaptopurine, phải ngừng thuốc ít nhất 1 tuần trước khi tiêm vắc xin và sử dụng lại ít nhất 1 tuần sau đó.
Trong trường hợp khẩn cấp (phải tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm immunoglobulin Varicella -zoster), tiêm phòng vắc xin cần được tiến hành trừ khi có triệu chứng suy giảm miễn dịch. Trong trường hợp khẩn cấp này vắc xin cần phải được tiêm trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm với virus Varicella.
  • Tác dụng không mong muốn:
Ở bệnh nhân có nguy cơ cao, sau 14 -30 ngày sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện các nốt phát ban dạng nốt sẩn hoặc phỏng nước kèm theo sốt nhẹ. Gần 20% bệnh nhân bệnh bạch cầu lympho cấp tính có phản ứng phụ này.
Các biểu hiện của bệnh Herpes zoster cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
Các phản ứng thường gặp như: Sưng đau, tấy đỏ, nổi ban, ngứa, tụ máu, nổi cụng cứng chỗ tiêm; sốt cao trên 39oC; phát ban dạng thủy đậu (toàn thân hoặc chỗ tiêm).
Phải thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin.
  • Tương tác thuốc:
Không tiêm vắc xin ít nhất 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm bất kỳ một immunoglobulin nào hoặc immunoglobulin với Varicella Zoster (VZIG).
Sau khi tiêm vắc xin trong vòng 2 tháng không được sử dụng immunoglobulin kể cả VZIG trừ khi các chế phẩm này có lợi hơn tiêm vắc xin.
Trong vòng 6 tuần sau khi tiêm vaccine không được sử dụng salicylate do hội chứng Reye đã xảy ra ở những bệnh nhân mắc thủy đậu một cách tự nhiên được điều trị bằng salicylate.

  • Bảo quản:
Bảo quản ở 2-8oC.
Tránh ánh sáng trực tiếp.

Read More

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

// // Leave a Comment

Tiêm Vắc xin cúm Hàn Quốc - GC FLU tại Tiêm Vacxin Toàn Cầu

Vắc xin cúm Hàn Quốc - GC FLU là gì?


Đây là vắc-xin bảo vệ cơ thể giúp chống lại một số chủng cúm.
Thuốc chủng ngừa virus cúm là một loại vắc xin, hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại một số loại virus cúm, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Mô tả về vắc xin
  • Tên thuốc: GC FLU pre-filled Syringe (Vắc xin cúm mùa)
  • Thành phần hoạt chất: Mỗi liều đơn vắc xin (0.5ml) chứa: Kháng nguyên virus cúm Tupe A (H1N1), Type A (H3N2), Tupe B 15mcg/mỗi tupe
  • Quy cách đóng gói: Hộp chứa 10 bơm tiêm dóng sẵn (0.5ml) vắc xin
  • Nhà sản xuất: Hàn Quốc
  • Nhà phân phối: Công ty TNHH Dịch Vụ Y Tế Toàn Cầu
Tác dụng, công dụng
Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza cho trẻ em như thế nào?

Afluria:
  • Trẻ em từ 5 -8 tuổi chưa từng được tiêm ngừa cúm hoặc chỉ tiêm ngừa lần đầu tiên ở mùa trước chỉ bằng một liều:

Tiêm bắp hai liều 0,5 mL, tiêm vaccine một lần vào ngày 1 và tiêm vaccine lần nữa cách khoảng 4 tuần sau đó.
Trẻ em từ 5-8 tuổi đã được tiêm hai liều vào mùa cúm trước đó hoặc đã tiêm ít nhất một liều vào hai hoặc nhiều năm trước:
Tiêm bắp liều đơn 0,5 mL.

  • Trẻ em từ 9 tuổi trở lên:
Tiêm bắp một liều đơn 0,5 mL.
Lưu ý: Mặc dù được chấp thuận sử dụng ở trẻ em từ 5 đến 8 tuổi, ACIP không khuyến cáo sử dụng Afluria ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 8 tuổi do nguy cơ tăng tỷ lệ bị sốt và co giật do sốt được ghi nhận ở mùa cúm 2010-2011. Tuy nhiên, nếu không có sẵn vắc-xin phù hợp độ tuổi khác, trẻ em 5-8 tuổi, dù cũng được xem là có nguy cơ mắc biến chứng do cúm có thể được cho dùng Afluria sau khi đã xem xét hiệu quả và rủi ro với cha mẹ hoặc người chăm sóc của trẻ.

Fluzone:
  • Từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi:

Tiêm bắp 0,25 mL (dùng 1 hoặc 2 liều).
Từ 3 đến 8 tuổi:

Tiêm bắp 0,5 mL (dùng 1 hoặc 2 liều).
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi trước đây chưa được tiêm chủng  sẽ được tiêm 2 liều:

Tiêm vaccine trước 1 tháng để đạt phản ứng kháng thể tương thích. Liều thứ hai tốt nhất nên được tiêm trước khi bắt đầu mùa cúm.
Từ 9 tuổi trở lên:
Tiêm bắp 0,5 ml trong một lần.

Fluvirin:
  • Từ 4 đến 8 tuổi:
Tiêm bắp 0,5 mL với một hoặc hai liều.
Trẻ em từ 4-8 tuổi nên tiêm 2 liều vaccine cách nhau ít nhất 4 tuần nếu trẻ chưa từng tiêm ngừa bất cứ vaccine ngừa cúm nào trước đó. Trẻ em từ 4-8 tuổi từng tiêm chỉ 1 liều trong năm tiêm chủng đầu tiên ở mùa cúm trước sẽ được tiêm 2 liều vaccine cách nhau ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 4-8 tuổi đã được tiêm hai liều bất kỳ vắc-xin vi rút cúm trong mùa cúm trước đó, hoặc đã tiêm một liều trong năm trước khi đến mùa cúm chỉ có thể được tiêm một liều.
  • Từ 9 tuổi trở lên:
Tiêm bắp 0,5 ml liều đơn.
Fluarix hoặc Flulaval:

Trẻ từ 3 đến 8 tuổi trước đây chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa lần đầu tiên ở mùa cúm trước với 1 liều chứa 2 liều 0,5 ml; mỗi liều 0,5 ml được tiêm trước ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 3 đến 8 tuổi từng tiêm 2 liều vắc-xin cúm trước đây chỉ được tiêm một liều 0,5 ml.

Trẻ em từ 9 tuổi trở lên chỉ được tiêm một liều 0,5 ml.

Vắc-xin cúm GC FLU có những hàm lượng nào?

Vắc-xin cúm Hàn Quốc GC FLU có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch tiêm 15 mcg/0,5 mL;
Thuốc xịt.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza?
Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không có, hoặc nhỏ, tác dụng phụ. Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu có những tác dụng phụ thường gặp nhất vẫn tồn tại hoặc trở nên khó chịu:
  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn;
  • Đau tại chỗ tiêm;
  • Đau cơ;
  • Mệt mỏi.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra: Các phản ứng dị ứng nặng bao gồm:
  • Phát ban, nổi mề đay, ngứa;
  • Khó thở;
  • Tức ngực hoặc cổ họng;
  • Sưng miệng, mặt, môi, hoặc lưỡi;
  • Khản giọng bất thường.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza bạn nên biết những gì?
Một số tình trạng y tế có thể tương tác với thuốc chủng ngừa vi rút cúm. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh nào khác đặc biệt là:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú;
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ thuốc theo toa hoặc không theo toa, thảo dược, chất chế độ ăn uống khác;
  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Nếu bạn có hệ thống miễn dịch yếu.
  • Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Vắc-xin cúm Hàn Quốc GC FLU có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc tiêm ngừa vi rút cúm. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là:

Corticosteroids (như prednisone) hoặc các loại thuốc khác có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin virus cúm. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn không biết chắc loại thuốc bạn đang dùng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch hay không.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng Vắc-xin cúm Hàn Quốc GC FLU?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Có tiền sử hội chứng Guillain-Barra  hoặc các vấn đề ở hệ thần kinh khác.

  
Tại Phòng Tiêm Vaccine Toàn Cầu hiện đang cung cấp loại vacxin cúm Hàn Quốc GC FLU 
Liên hệ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về quy trình và đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi tiêm vaccine

Thông tin liên hệ

PHÒNG TIÊM VẮC XIN TOÀN CẦU
  • Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM
  • Điện thoại: 0931 084 544
  • Email: info@tiemvaccine.com
  • Website: www.tiemvaccine.com
Read More

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

// // 1 comment

Tiêm vắc xin phòng dại? Khi nào thì cần thiết?

Theo đại diện từ Bộ Y Tế khẳng định thì không phải trường hợp bị súc vật cắn cũng chỉ định chích ngừa bệnh dại. Tuy nhiên, trên thực tế có hơn 99,1% người bị súc vật cắn được chỉ định chích ngừa, đây là nguyên nhân khiến vắc xin ngừa dại “cháy hàng”. (theo vietnammoi.vn)

vắc xin phòng dại

Vậy khi nào thì cần thiết tiêm vắc xin ngừa dại khi nào thì không cần thiết?

Vắc xin ngừa dại là một loại vắc xin dịch vụ không nằm trong chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng (TCMR). Được sản xuất bởi hai nước Pháp và Ấn Độ. Một trong những nguyên nhân khiến vắc xin này khan hiếm được xác định là do Pháp ngưng sản xuất, nguồn hàng Ấn Độ cung cấp qua các công ty dược cho thị trường Việt Nam không đủ đáp ứng bởi nhu cầu sử dụng quá lớn.

" Liên quan đến quy định của Bộ Y tế về chỉ định chủng ngừa dại cho người bệnh PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay: “Không phải mọi trường hợp bị chó cắn thì đều chỉ định tiêm vắc xin dại. Chỉ những con chó bị dại cắn người mới có khả năng lây truyền bệnh dại sang người, không phải cứ chó cắn người là gây ra bệnh dại”.
Cũng theo PGS Đắc Phu: “Những người bị chó cắn nặng, vết cắn gần thần kinh trung ương thì mới có chỉ định tiêm huyết thanh và tiêm vắc xin ngừa dại ngay. Những trường hợp bị chó cắn xa thần kinh trung ương, chó cắn người không phải là chó bị bệnh dại thì có thể theo dõi, nếu sau 10 ngày chó không bị bệnh, không bị ốm thì người bị chó cắn không cần tiêm vắc xin”.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khẳng định: “Quan điểm của Bộ Y tế là chỉ định đúng kỹ thuật, đúng tính chất bệnh. Quan điểm này luôn được quán triệt và có chương trình tập huấn tiêm chủng bệnh dại cho các cơ sở tiêm chủng. Người bệnh chẳng may bị chó cắn cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi hoặc tiêm vắc xin trong những trường hợp cần thiết”. "

Vậy khi nào thì cần tiêm vắc xin ngừa dại? 

Trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng dại ta nên xử lý kỹ và sớm ngay chỗ vết cắn làm giảm tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng nhiều lần, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch Iot rồi đi tiêm vắc xin phòng dại ngay.
Nếu vết thương gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ, vai, tay) hoặc ở nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh (như đầu chi, bộ phận sinh dục) thì cần phải tiêm cả huyết thanh kháng dại (SAR) và vắc xin dại.
tiêm vắc xin phòng dại


Tiêm phòng dại khi nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm phòng hay không. VD trường hợp con vật không thể theo dõi hoặc con vật chết cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt có thể phải tiêm kết hợp kháng huyết thanh và vắc xin; trường hợp con vật còn sống, theo dõi được có thể không tiêm hoặc hoãn tiêm.
Theo hướng dẫn của WHO có thể phân loại 3 cấp độ:
  • Cấp độ I: Khi người sờ hay cho súc vật ăn hoặc súc vật liếm trên da khuyến cáo không điều trị nếu con vật có tiền sử đáng tin cậy
  • Cấp độ II: Khi súc vật gặm vùng da trần, những vết cào sước nhẹ không chảy máu hoặc liếm trên da có vết trầy khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngay
  • Cấp độ III: Khi có 1 hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của súc vật khuyến cáo nên tiêm kháng huyết thanh và vắc xin phòng dại ngay lập tức

Tiêm phòng dại khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú được không?

Bệnh Dại là một bệnh nặng. Ở những trường hợp tiêm phòng sau phơi nhiễm, do bệnh dại có diễn tiến nguy hiểm, nên phụ nữ đang mang thai không chống chỉ định tiêm, không được thay đổi lịch tiêm phòng khi biết đang có thai.
Tiêm vắc xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch hẹn mà phát hiện mình có thai, cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì chỉ bác sĩ mới có thể quyết định lịch tiêm phòng phù hợp với tình trạng của từng người.
Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi đang cho con bú sữa mẹ trong trường hợp cần thiết.

Tiêm phòng dại cho trẻ em khi bị chó, mèo cắn được không?

Vắc xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể tiêm vắc xin này trước hoặc sau khi bị phơi nhiễm để phòng cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Tiêm vắc xin phòng dại cho người khi bị chó, mèo cắn có ảnh hưởng gì không, có hại sức khỏe không, có nguy hiểm không?

Vắc xin phòng dại Verorab là một loại vắc xin cấy trên tế bào Vero. Ưu điểm của vắc xin này là an toàn và đáp ứng miễn dịch cao sau khi được tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ trên 1 năm nếu tiêm đúng phác đồ. Hầu hết các nước tiên tiến đã dùng vắc xin này từ năm 1985. Tiêm vắc xin phòng dại Verorab không gây hại, không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người khi bị chó mèo cắn ở đâu?

Các địa chỉ tiêm phòng tại Hồ Chí Minh: Phòng tiêm chủng 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân – Toàn Cầu............ Xem Hướng dẫn các bước tiêm phòng bệnh Dại tại phòng tiêm chủng dịch vụ Tiêm Vacxin Toàn Cầu tại Bình Tân

Read More